Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng

Trẻ em là đối tượng cần nhận được một chế độ dinh dưỡng đặc biệt nhằm phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần, nâng cao sức đề kháng. Bởi nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng sẽ trở nên gầy gò, ốm yếu và dễ nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ cần lưu ý, thực hiện chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng theo đúng khuyến cáo nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe, giúp trẻ phát triển toàn diện.

>> Thực phẩm chức năng pháp

Thực phẩm chức năng pháp

1. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
Suy dinh dưỡng được định nghĩa là tình trạng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở trẻ em. Tình trạng này không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể phục vụ cho nhu cầu hoạt động, tăng trưởng bình thường của các bé. Đối tượng dễ bị suy dinh dưỡng nhất là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi. Đây là thời điểm cơ thể trẻ cần hàm lượng dinh dưỡng cao để phát triển đầy đủ, đồng thời nâng cao hệ miễn dịch để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài môi trường. Theo các chuyên gia, trẻ bị suy dinh dưỡng từ nhẹ đến nặng rất dễ nhiễm các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa. Trẻ sẽ chậm phát triển, tăng nguy cơ bị thấp bé nhẹ cân và loãng xương. Về lâu dài, trẻ có khả năng chậm nói, suy giảm trí nhớ, giảm giao tiếp xã hội và khả năng làm việc.

>> Thực phẩm chức năng pháp

Với những hậu quả trên ắt hẳn ba mẹ đã thấy được tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với trẻ sơ sinh và trẻ em. Từ đó, có ý thức tăng cường các chất dinh dưỡng cho các bé.

Trẻ bị suy dinh dưỡng được phân chia thành các loại như:

Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân hay cân nặng theo tuổi thấp
Suy dinh dưỡng thể thấp còi
Suy dinh dưỡng thể gầy còm

Thực phẩm chức năng pháp

2. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng
2.1. Nguyên nhân
Đa số trẻ em bị suy dinh dưỡng là do chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng. Bên cạnh đó còn các nguyên nhân như:

Trẻ không được hoặc không có điều kiện bú mẹ đầy đủ: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 6 tháng đầu đời trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn. Đây là nguồn dinh dưỡng đầy đủ, hoàn hảo cho sự phát triển của trẻ và ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng. Đồng thời, các bé ( trước 4 tháng tuổi) ăn dặm sớm cũng tăng nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
Thức ăn không đa dạng khiến trẻ chán ăn: Công thức món ăn được đa dạng, trang trí hấp dẫn sẽ giúp trẻ hào hứng khi ăn và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Ngược lại, đồ ăn không hợp khẩu vị sẽ khiến bé chán ăn, lười ăn. Theo thời gian, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Bé thường xuyên uống thuốc điều trị bệnh: Trẻ uống nhiều thuốc điều trị sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, cải thiện tình trạng bệnh. Mặt khác, thuốc sẽ loại bỏ các vi khuẩn có lợi trong hệ đường ruột. Điều này làm giảm quá trình lên men thức ăn và khả năng hấp thụ dinh dưỡng kém.
Vấn đề tâm lý: Trẻ ăn uống trong không khí thoải mái, vui vẻ sẽ giúp ăn ngon miệng hơn. Ngược lại trẻ thường xuyên bị ép ăn sẽ gây ra tâm lý lo sợ, căng thẳng gây ra chán ăn.

>> Thực phẩm chức năng pháp

2.2. Dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng
Cân nặng của trẻ phản ánh chính xác tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Do đó, phụ huynh nên theo dõi cân nặng thường xuyên để biết được trẻ có phát triển bình thường hoặc bị suy dinh dưỡng hay không?

Trong trường hợp trẻ tăng cân đều đặn hàng tháng đó là dấu hiệu trẻ tăng trưởng bình thường, phát triển khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trong vòng 3 tháng liên tiếp trẻ không tăng cân hoặc tăng chậm có khả năng trẻ đang bị thiếu dinh dưỡng.

Nếu ba mẹ không có điều kiện cho trẻ cân đo thì có thể đo vòng tay trái của bé để xác định tình trạng dinh dưỡng của các bé. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể nhận biết các dấu hiệu trẻ bị suy dinh dưỡng qua các triệu chứng sau:

>> Thực phẩm chức năng pháp

Quấy khóc nhiều.
Không còn hứng thú tham gia các hoạt động vui chơi.
Cử chỉ chậm chạp hơn so với các bạn cùng trang lứa.
Bắp chân tay mềm nhão.
Bụng to.
Da xanh nhợt nhạt.
Trẻ sơ sinh sẽ có những biểu hiện chậm nói, chậm đi đứng.
Biếng ăn kéo dài.
Theo đó, trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ mắc phải một số biến chứng nặng như:

Hạ đường huyết, hạ thân nhiệt.
Rối loạn điện giải.
Tổn thương tim, thậm chí là tử vong.
Nếu các bé xuất hiện một hoặc nhiều các biểu hiện trên, ba mẹ nên cho trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Thực phẩm chức năng pháp

3. Chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng nặng
Thay đổi chế độ ăn uống là một trong những phác đồ điều trị quan trọng nhằm điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thông thường, chuyên gia dinh dưỡng sẽ khuyên ba mẹ tăng hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm và uống thêm một số viên bổ sung. Dưới đây là một số nguyên tắc trong chế độ ăn cho trẻ bị suy dinh dưỡng nặng:

Ăn nhiều bữa trong ngày nhằm tăng dần calo
Khoảng 2 giờ đồng hồ ba mẹ cho trẻ ăn một lần. Lượng thức ăn có thể tăng dần từ ít đến nhiều, ăn từ loãng đến đặc. Không chỉ tăng dần lượng calo, các bữa ăn của trẻ sẽ tăng cả về lượng protein, cụ thể từ 1 – 2 – 3 – 4 – 5 g/ kg. Khi trẻ đã tăng trưởng ổn định, mẹ có thể duy trì mức mức 3g protein/ kg.
Dùng sữa cao năng lượng theo chỉ định của bác sĩ
Uống một số viên bổ sung như: viên vitamin, chế phẩm chứa sắt và men tiêu hóa.
Một số thực phẩm cần thiết cho trẻ suy dinh dưỡng nặng như:

>> Thực phẩm chức năng pháp

Dùng sữa cho thêm dầu, đường hoặc các loại thức ăn khác có đậm độ năng lượng cao, đảm bảo 1 kcal/ 1 ml thức ăn.
Ở trẻ còn bú: Ngoài sữa mẹ cho trẻ ăn thêm những bữa sữa – dầu – đường.
Ở trẻ ăn bổ sung: Ngoài sữa mẹ và những bữa sữa – dầu – đường cho ăn thêm bột ngũ cốc nấu với thịt, cá, trứng (thay đổi) + rau + dầu.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cho trẻ uống thêm các loại nước quả tươi.

0705.94.9898
Chat Zalo