Gan Nhiễm Mỡ Độ 2: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Gan nhiễm mỡ cấp độ 2 là giai đoạn trung bình, là “cầu nối” chuyển tiếp giữa mức độ gan nhiễm mỡ nhẹ (độ 1) và mức độ nghiêm trọng (cấp độ 3). Bài viết này sẽ giải đấp các nguyên nhân gây nên, các dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả.


1. Gan Nhiễm Mỡ Độ 2 là gì?

Gan nhiễm mỡ độ 2 là một giai đoạn trung bình của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), khi lượng mỡ tích tụ trong gan đã đạt mức đáng kể, chiếm khoảng 10-20% trọng lượng gan. Đây là tình trạng phổ biến và có thể tiến triển đến các giai đoạn nghiêm trọng hơn nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

2. Nguyên Nhân Gan Nhiễm Mỡ Độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến dưới đây:

  • Đồ uống có cồn: Bia rượu, đặc biệt là rượu khi vào cơ thể sẽ làm tăng lượng axit béo tự do trong khi lại làm gián đoạn quá trình oxy hóa chất béo của gan. Ngoài ra các đồ uống có cồn còn tiêu hủy lipid cũng như tăng mức độ triglyceride (chỉ số mỡ máu) tích lũy ở gan. Đây được xem là nguyên nhân đứng đầu gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
  • Thói quen ăn uống: Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều chất béo như nội tạng động vật, đồ chiên/ xào, thức ăn nhanh,… khiến gan không thể xử lý, chuyển hóa được hết các chất béo. Vấn đề này kéo dài lâu ngày sẽ khiến tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.
  • Đường huyết cao/ thấp: Người bị tiểu đường có nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ- cao hơn những người khỏe mạnh. Lý do là khi lượng đường trong máu tăng lên sẽ làm giảm một phần chức năng loại bỏ các cholesterol “xấu” LDL của gan. Việc này lâu ngày khiến gan tích tụ cholesterol nhiều hơn và dẫn tới tình trạng nhiễm mỡ. Ngược lại khi đường huyết tụt xuống thấp (ví dụ như do nhịn đói), cơ thể sẽ phải giải phóng 1 lượng nhất định để bù đắp năng lượng – nếu ở mức độ nhiều và thường xuyên cũng sẽ khiến tăng lượng mỡ tại gan.
  • Lười vận động: Lười vận động kéo theo nhiều hệ quả không tốt như làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, làm giảm tốc độ trao đổi chất,… Năng lượng nạp vào cơ thể nhiều nhưng không được giải phóng ra ngoài sẽ chuyển hóa thành chất béo. Lượng chất béo gia tăng sẽ là gánh nặng cho gan.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể kể đến như thai kỳ, tác dụng từ thuốc, nhiễm trùng viêm gan C hoặc tiền sử bệnh lý gia đình cũng có thể gây ra bệnh.

3. Triệu Chứng của Gan Nhiễm Mỡ Độ 2

Gan nhiễm mỡ độ 2 thường không có triệu chứng rõ ràng, nhưng một số dấu hiệu có thể bao gồm:

  • Mệt Mỏi và Yếu Sức: Cảm giác mệt mỏi liên tục mà không rõ nguyên nhân.
  • Đau hoặc Cảm Giác Khó Chịu ở Vùng Gan: Đau hoặc cảm giác nặng nề ở phần trên bên phải bụng.
  • Sụt Cân Không Rõ Nguyên Nhân: Mất cân không giải thích được.
  • Rối Loạn Tiêu Hóa: Buồn nôn, chán ăn, hoặc khó tiêu.
  • Vàng Da và Mắt: Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến vàng da và mắt.

4. Cách chẩn đoán gan nhiễm mỡ cấp độ 2

Tùy vào chỉ định của bác sĩ mà người bệnh có thể chẩn đoán gan nhiễm mỡ thông qua các phương pháp như:

  • Xét nghiệm máu: Nhằm xác định người bệnh có bị men gan cao hay không. Men gan cao là dấu hiệu cho thấy gan đang bị tổn thương. Xét nghiệm về tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid trong máu. Tuy nhiên đây mới là bước đầu, để xác định có bị gan nhiễm mỡ hay không sẽ cần tiến hành các xét nghiệm khác.
  • Siêu âm hoặc chụp CT scan (chụp cắt lớp vi tính): Cung cấp hình ảnh của gan.
  • MRI gan (cộng hưởng từ): độ nhạy và độ chuyên cao để đánh giá tình trạng gan nhiễm mỡ và các bệnh lý tại gan.

5. Cách điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

Việc điều trị gan nhiễm mỡ cần đến sự kết hợp giữa điều chỉnh chế độ ăn uống lối sống khoa học và dùng thuốc khi cần.

Dùng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ độ 2

Có không ít loại thuốc người bệnh có thể sử dụng nhưng cần có chỉ định từ bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng thuốc có thể khiến gan chịu nhiều tổn thương hơn.

Các thuốc được sử dụng để điều trị gan nhiễm mỡ hiện nay như: thuốc điều trị rối loạn chuyển hóa lipoprotein, vitamin E liều cao. Đây là các thuốc có khả năng tăng cường dưỡng chất, thải độc gan, phục hồi tế bào gan tổn thương, ngăn chặn mỡ hóa ở gan.

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Ngoài điều chỉnh thói quen ăn uống khoa học theo những điều cơ bản dưới đây thì người bị gan nhiễm mỡ cũng cần chú ý kết hợp rèn luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày.

  • Kiêng bia rượu: Đồ uống có cồn là yếu tố cần loại bỏ ngay lập tức nếu mắc phải các bệnh lý về gan để tránh làm tế bào gan nhanh chóng bị xơ hóa gây ra suy gan, ung thư gan.
  • Giảm lượng carbohydrate: Tinh bột và đường là 2 nguồn carbohydrate mà người bệnh gan nhiễm mỡ cần giảm để tránh làm tăng đường huyết khiến tình trạng nhiễm mỡ gan nặng hơn.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu cholesterol: Nội tạng động vật, thực phẩm chiên, thịt đã qua chế biến, bánh ngọt, kem,… là những thực phẩm giàu cholesterol nên tránh sử dụng.
  • Uống đủ nước: Giúp đào thải độc tố và cải thiện sức khỏe gan.
  • Bổ sung omega-3: Bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 hoặc thực phẩm chức năng như dầu cá để tăng chỉ số HDL cholesterol (cholesterol lipoprotein tỷ trọng cao) giúp giảm cholesterol trong máu và các mô.
  • Tăng cường chất xơ: Rau xanh, trái cây, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt không chỉ mang đến chất xơ dồi dào mà còn cung cấp cho cơ thể lượng lớn vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch. Sức khỏe tổng thể được nâng cao sẽ kéo theo sự cải thiện chức năng gan.

6. Gan nhiễm mỡ độ hai là nặng hay nhẹ?

Gan nhiễm mỡ độ hai là mức độ trung bình. Mặc dù chưa nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không điều trị thì tình trạng nhiễm mỡ ở gan sẽ có nguy cơ chuyển biến nhanh sang mức độ nặng hơn, nguy cơ viêm gan, xơ gan cũng tăng lên.


Gan nhiễm mỡ độ 2 là tình trạng cần được chú ý và điều trị kịp thời để ngăn chặn tiến triển đến các giai đoạn nghiêm trọng hơn. Bằng việc thay đổi lối sống và theo dõi sức khỏe định kỳ, người bệnh có thể kiểm soát và cải thiện tình trạng của mình một cách hiệu quả. Nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào của gan nhiễm mỡ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

0705.94.9898
Chat Zalo