Ống động mạch (OĐM) là mạch máu nối giữa động mạch phổi và eo động mạch chủ ở thời kỳ bào thai. Máu từ tĩnh mạch chủ trên đến nhĩ phải, đẩy xuống thất phải. Từ đây máu được bơm lên động mạch phổi. Phổi của trẻ chưa hoạt động nên 90% lượng máu này sẽ qua ống đống mạch vào động mạch chủ xuống đi nuôi phần dưới cơ thể thai nhi.
1. Ống động mạch đóng khi nào?
Khi trẻ sinh ra, cất tiếng khóc đầu đời, phổi sẽ giãn nở, giảm sức cản động mạch của phổi một cách nhanh chóng. Đồng thời tuần hoàn bánh rau ? cũng được loại bỏ gây tăng sức cản mạch hệ thống.
Do đó, sức cản mạch phổi sẽ trở nên thấp hơn mạch hệ thống. Máu từ tâm thất phải sẽ đẩy toàn bộ lên tuần hoàn phổi và lúc này ngược lại với khi trẻ còn là bào thai, một phần máu sẽ từ eo động mạch qua ống động mạch vào động mạch phổi .
Sau vài ngày, khi áp lực oxy trong động mạch cao sẽ làm co ống động mạch khiến nó đóng lại và trở thành dây chằng động mạch. Ở hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng ống động mạch đóng ở thời điểm 48 giờ tuổi, trẻ ≥ 30 tuần ống động mạch đóng 90% ở 72 giờ tuổi. Ống động mạch mở > 72 giờ tuổi được coi là tồn tại ống động mạch hay còn ống động mạch .
2. Nguyên nhân còn ống động mạch
Áp lực oxy trong động mạch tăng lên là yếu tố mạnh nhất kích thích co các cơ trơn của ống động mạch, gây ra đóng ống. Những trường hợp trẻ còn ống động mạch:
Trẻ sinh đẻ non (<37 tuần) có đáp ứng co cơ trơn của ống động mạch với oxy kém hơn trẻ sinh đủ tháng
Trẻ nhũ nhi suy hô hấp, độ oxy bão hòa trong tuần hoàn không đủ cao
Trẻ đủ tháng có bất thường cấu trúc cơ trơn thành OĐM
Các nhà giải phẫu bệnh chia thành 2 nhóm còn động mạch ở trẻ sơ sinh.
– Bệnh còn ống động mạch ở trẻ sơ sinh non tháng (Patent Ductus Arteriosus): Tồn tại ống động mạch sau sinh ở trẻ đẻ non là do ống động mạch không trải qua tất cả các giai đoạn trưởng thành về mặt cấu trúc.
– Bệnh còn ống động mạch bẩm sinh (Persistance Ductus Arteriosus): Chiếm 13,5% bệnh tim bẩm sinh. Bệnh còn ống động mạch ở trẻ đủ tháng và trẻ em có thể coi là dị tật bẩm sinh nguyên phát của thành động mạch.
Hình ảnh về ống động mạch
Hình ảnh về ống động mạch
Trẻ có tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim bẩm sinh, hoặc trẻ sinh ra mắc các bệnh di truyền (hội chứng Down, hội chứng Noonan,hội chứng Cri-du-chat…) cũng có tỷ lệ còn OĐM cao hơn.
3. Chẩn đoán
3.1. Lâm sàng
-Ống động mạch nhỏ ( < 3mm)
Không có triệu chứng cơ năng. Phát hiện tình cờ qua khám lâm sàng hoặc siêu âm tim.
-Ống trung bình hoặc lớn ( > 4mm)
+Cơ năng:
Trẻ hay bị viêm phế quản, viêm phổi
Chậm phát triển thể chất, suy dinh dưỡng
Cũng có thể không triệu chứng, chỉ phát hiện tình cờ.
+Khám : Tiếng thổi liên tục tại khoang liên sườn 2, T2 mạnh.
3.2. Chẩn đoán hình ảnh
X-quang ngực: ở OĐM nhỏ gần như bình thường. Với OĐM trung bình/lớn có thể thấy hình ảnh động mạch phổi phồng, phổi ứ huyết
Điện tâm đồ: ở OĐM nhỏ gần như bình thường. Với OĐM trung bình/lớn thấy dày thất trái tăng gánh tâm trương
Siêu âm thấy rõ hình ảnh còn OĐM.
4. Điều trị ̣
4.1.Biện pháp chung:
Hạn chế dịch: Điều chỉnh theo cân nặng của bệnh nhân, cho phép mất từ 10 – 15% cân nặng lúc đẻ. Hạn chế nước còn 75% nhu cầu nước và không vượt quá 130ml/kg/ngày nếu OĐM đã có biểu hiện triệu chứng.
Tối ưu hoá việc oxy hoá vì tác dụng co thắt ống động mạch của oxy, duy trì bão hoà oxy khoảng 90-96% trong quá trình dùng thuốc.
Điều chỉnh huyết sắc tố, duy trì hematocrit 35-40%.
Không sử dụng thường xuyên Lasix vì nó làm giảm khả năng đóng tự nhiên của OĐM khi dùng kéo dài do làm tăng khả năng sản xuất ra PGE2 ở thận. Nếu cần phải dùng thì nên dùng liều tối thiểu 0,5mg/kg/ngày. >> Thực phẩm chức năng pháp
4.2.Thuốc ức chế cyclooxygenase: indomethacin, ibuprofen
4.2.1.Chỉ định:
Còn OĐM của trẻ đẻ non với có ý nghĩa về mặt huyết động trên siêu âm (ống động mạch với shunt từ trên trung bình).
Và/hoặc có triệu chứng lâm sàng nghi ngờ còn OĐM, trẻ cần hỗ trợ hô hấp, nhu cầu oxy trên 30%, suy hô hấp nặng lên, không cai được máy thở, thở máy >3-4 ngày, tăng nhu cầu hô hấp so với thời điểm trước (ví dụ: ↑ FiO2: 15%), ngừng thở kéo dài, chảy máu phổi .
4.2.2.Chống chỉ định:
Suy thận: nước tiểu 30mg/dl; creatinin> 1,8mg/dl.
Chảy máu: xuất huyết tiêu hoá, xuất huyết não thất độ 3-4, tiểu cầu <60000/ml.
Viêm ruột hoại tử, xuất huyết tiêu hoá.
Tăng áp phổi, shunt đảo chiều, tim bẩm sinh phụ thuộc ống.
4.2.3.Theo dõi điều trị:
Sinh hóa: điện giải đồ, ure, creatinin hằng ngày khi dùng thuốc.
Nước tiểu: duy trì lượng nước tiểu > 1,5 ml/kg/giờ.
Cân bằng dịch vào – ra: cân nặng bệnh nhân hàng ngày, tránh tăng cân trong quá trình điều trị.
Siêu âm khi kết thúc điều trị.
4.3. Điều trị ngoại khoa
4.3.1.Chỉ định:
Trẻ có chống chỉ định điều trị nội khoa.
Sau điều trị nội khoa thất bại.
4.3.2.Chống chỉ định:
Có tím bẩm sinh
Có đổi chiều shunt
Có viêm, nhiễm trùng chưa ổn định
4.3.3.Chăm sóc và theo dõi sau mổ
-Hút liên tục dẫn lưu .
-Kháng sinh sau 48 giờ.
-Giảm đau trong 24 giờ.
-Sau 3 giờ xét nghiệm Hb kiểm tra.
-Sau một ngày chụp XQ phổi kiểm tra, hút dẫn lưu.
-Theo dõi phát hiện và xử lý các biến chứng:
+Chảy máu sau mổ: >> Thực phẩm chức năng pháp
Dẫn lưu máu
Hồi sức, truyền máu, theo dõi lâm sàng và Hb
Mổ lại khi Hb tiếp tục xuống
+Tràn dưỡng chấp:
Dẫn lưu dịch trắng như sữa
Hút liên tục
Nuôi dưỡng tĩnh mạch
Sau một tuần còn chảy xem xét chỉ định mổ.