Theo báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy mỗi năm sẽ có khoảng 20 triệu người bị nhiễm virus viêm gan E, trong đó 56.000 trường hợp bệnh nhân đã tử vong do những bệnh lý liên quan đến virus này. Đây là một trong nhiều virus dẫn đến viêm gan và có thể gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của gan.
1. Virus viêm gan E là gì?
Virus viêm gan E là một loại herpesvirus với bộ gen thuộc loại RNA của họ Herpesviridae, không có vỏ bọc (nonenveloped). Loại virus này có đường kính khoảng 27- 34 nm, chứa một chuỗi đơn RNA với độ dài xấp xỉ là 7.500 base. Bộ gen chính của HEV vốn là một chuỗi RNA dương chứa 3 khung đọc mở (ORF). Trong đó, ORF lớn nhất sẽ chứa 1693 codon, được mã hóa cho những protein phi cấu trúc, có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành, nhân lên của HEV. Tiếp theo, ORF thứ hai sẽ bao gồm 660 codon, mã hóa cho những protein cấu trúc. Cuối cùng là ORF thứ ba bao gồm 123 codon, mang theo khả năng mã hóa cho một loại protein cấu trúc, tuy nhiên chức năng của loại khung đọc mở này vẫn chưa được xác định.
Virus này lây nhiễm qua đường tiêu hóa, chủ yếu thông qua nước uống bị ô nhiễm hoặc thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Viêm gan E phổ biến ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là ở những nơi có điều kiện vệ sinh kém.
2. Triệu chứng của viêm gan E
Viêm gan E có đặc thù là thời gian ủ bệnh kéo dài từ 15 đến 60 ngày sau khi tiếp xúc vi khuẩn, tự khỏi trong vòng từ 4-6 tuần, triệu chứng của bệnh cũng rất nhẹ và nhất thời. So với viêm gan A,B,C thì triệu chứng của bệnh lý này nhẹ hơn, hậu quả ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên bệnh có thể tiến triển thành ác tính và rất nghiêm trọng , nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Một số các triệu chứng của bệnh được nhận thấy như:
-
Người bệnh có biểu hiện sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau nhức toàn thân… Dấu hiệu này giống như bị cảm cúm thông thường nên người bệnh có thể bị nhầm lẫn và bỏ qua.
-
Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu chung của các bệnh lý về gan mà rất dễ nhận thấy bằng mắt thường. Ở giai đoạn vàng da, vàng mắt thì virus viêm gan E được tìm thấy trong phân của người bệnh. Đây cũng là thời điểm virus có thể lây lan cho người khác qua môi trường nước.
-
Nước tiểu trở nên đậm màu kèm theo phân có màu nhạt như đất sét.
-
Đau bụng âm ỉ, kích thước gan to hơn bình thường vì vậy khi ấn vào vùng bụng có cảm giác đau.
-
Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện thêm các triệu chứng như: ăn uống không ngon, buồn nôn và nôn…
Tuy nhiên các triệu chứng này thường kéo dài từ 1- 6 tuần, đa số bệnh nhân không cần chữa trị, bệnh sẽ từ từ giảm dần và biến mất. Nhưng có một số trường hợp hiếm gặp, nếu gan bị tổn thương nghiêm trọng thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của người bệnh.
Vì vậy nếu có những biểu hiện trên thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm, tránh để tình trạng bệnh kéo dài, sẽ dẫn đến viêm gan E mạn tính.
3. Nguyên nhân gây viêm gan E
Viêm gan E là bệnh lây nhiễm chủ yếu qua đường phân – miệng. Virus viêm gan E được đào thải qua đường phân của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh, sau đó qua đường nước uống, đồ ăn bị nhiễm mầm bệnh mà không được nấu chín nên lây nhiễm cho người khác.
Bệnh viêm gan E thường gặp nhiều ở những nước nhiệt đới, đặc biệt là những nước vệ sinh môi trường kém, hay xảy ra mưa lũ. Virus viêm gan E thường có trong phân, rác thải của mưa lũ làm ngập vùng đất bị bẩn có chứa các vi sinh vật gây bệnh, trong đó có virus viêm gan E. Sau đó, các virus này sẽ bám vào thức ăn như: rau, nước uống. Khi con người sử dụng những nguồn nước hay các thực phẩm này sẽ nhiễm bệnh. Theo thống kê, bệnh viêm gan E chiếm tỷ lệ khá nhỏ chỉ chiếm khoảng 10%, song bệnh có thể diễn tiến thành ác tính và có thể gây tử vong ở người bệnh (chiếm khoảng 0,5-4%).
4. Xét nghiệm viêm gan E
Hiện nay có hai phương pháp để xét nghiệm viêm gan E phổ biến như sau:
-
Xét nghiệm máu
Đây được cho là phương pháp tối ưu nhất để phát hiện virus viêm gan E. Dựa vào kháng thể IgM và IgG đặc hiệu với viêm gan E ở trong máu sẽ cho biết người bệnh có bị nhiễm hay không.
-
Xét nghiệm PRC
Một xét nghiệm khác cũng được dùng để chẩn đoán viêm gan E chính là xét nghiệm PRC. Xét nghiệm này dựa vào phản ứng chuỗi polymerase sao chép ngược để có thể phát hiện ra RNA của lại virus này trong máu hoặc phân của người bệnh.
5. Điều trị viêm gan E
Như đã đề cập ở trên, viêm gan E là bệnh thường tự giới hạn mà không cần điều trị, các triệu chứng sẽ dần biến mất và ổn định sau 2-6 tuần, vì vậy mà người bệnh nhiễm viêm gan E có thể không cần nhập viện điều trị. Tuy nhiên nếu người bệnh bị viêm gan tối cấp và là phụ nữ mang thai thì việc nhập viện để điều trị và theo dõi là cần thiết.
-
Đối với viêm gan E cấp tính: Hiện nay chưa có loại thuốc hay vaccine nào có khả năng điều trị viêm gan cấp tính nên các bác sĩ sẽ tư vấn, điều trị các triệu chứng cơ bản. Người bệnh được khuyên nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, rau xanh, hoa quả, uống đủ nước, tránh sử dụng rượu, bia, các chất kích thích và tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng sẽ có thể gây tổn thương gan, đặc biệt là thuốc chứa acetaminophen.
-
Đối với viêm gan E mạn tính: Thuốc Ribavirin mặc dù không phải là thuốc được quy định để điều trị viêm gan E nhưng việc sử dụng liều lượng thấp của thuốc này trong khoảng 3 tháng có khả năng làm sạch virus trong máu ở đa số trường hợp viêm gan E mạn tính. Ngoài ra còn có phương pháp điều trị khác là gồm peginterferon hoặc kết hợp giữa peginterferon và ribavirin.
6. Cách Phòng Ngừa Viêm Gan E
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Sử dụng nước sạch, ăn chín uống sôi và tránh tiếp xúc với thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Tiêm phòng: Hiện nay, đã có vaccine phòng viêm gan E, tuy nhiên, vaccine này không phổ biến ở mọi nơi.
- Chú ý khi đi du lịch: Nên cẩn thận khi đến các khu vực có nguy cơ cao, tránh uống nước máy và ăn thực phẩm chưa chín kỹ.
Viêm gan E là một bệnh nguy hiểm, nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tuân thủ các biện pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm. Việc nâng cao nhận thức về bệnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.