Xét nghiệm sán lá gan là xét nghiệm cần thiết khi người bệnh có các dấu hiệu mắc bệnh. Việc thực hiện xét nghiệm sớm giúp tình trạng bệnh không tiến triển nặng, hạn chế xảy ra biến chứng. Dưới đây là các xét nghiệm tìm sán lá gan phổ biến:
1. Xét nghiệm miễn dịch ELISA
Khi cơ thể bị sán lá gan thì nồng độ kháng thể IgG và IgE sẽ cao hơn ngưỡng cho phép. Xét nghiệm ELISA sán lá gan là xét nghiệm cận lâm sàng giúp xác định nồng độ IgG và IgE trong cơ thể để phát hiện bệnh. Phương pháp xét nghiệm này được đánh giá có nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện và cho kết quả có độ chính xác cao.
Một đặc điểm khác của xét nghiệm ELISA chính là sau khi bệnh nhân chữa bệnh một thời gian thì kết quả xét nghiệm vẫn dương tính. Bởi vì nồng độ kháng thể vẫn còn trong máu. Phải sau khoảng 12 tháng khi cơ thể không còn sản sinh kháng thể nữa thì sẽ cho kết quả âm tính.
2. Xét nghiệm phân tìm trứng sán
Xét nghiệm phân tìm trứng sán là một trong những xét nghiệm lâm sàng hỗ trợ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh sán lá gan.
Tuy nhiên không phải trong mọi trường hợp việc thực hiện xét nghiệm phân tìm trứng sán cũng cho kết quả chính xác, bởi chúng phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Thực hiện xét nghiệm không đúng thời điểm đào thải trứng.
- Sán ký sinh trong nhu mô gan và đường mật không đào thải trứng.
- Bệnh nhân mới nhiễm bệnh sán lá gan khi chưa đủ thời gian đẻ trứng (thường khi nhiễm sán lá gan khoảng 3 – 4 mới đủ thời gian để sán đẻ trứng).
- Bệnh nhân nhiễm sán lá gan không thích hợp cho sán có môi trường phù hợp để phát triển và đào thải trứng.
Do đó khi nghi ngờ mắc bệnh nhưng thực hiện xét nghiệm phân tìm trứng sán nếu không phát hiện sán thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
3. Xét nghiệm công thức máu
Để chẩn đoán bệnh sán lá gan các bác sĩ cũng có thể dựa vào tỷ lệ bạch cầu ái toan thông qua xét nghiệm công thức máu. Khi bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng thì tỷ lệ bạch cầu ái toan trong máu tăng cao hơn so với bình thường khoảng 8% trở lên. Một số trường hợp tỷ lệ bạch cầu ái toan ở người bệnh có thể tăng đến 80% so với bình thường.
4. Siêu âm gan mật
Siêu âm gan mật là phương pháp chẩn đoán bệnh sán lá gan trong trường hợp bị hoại tử hoặc áp dụng cho các vùng echo kém. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả và có tính đặc hiệu cao trong việc phát hiện bệnh.
Các bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh chụp X-quang lồng ngực, chụp cộng hưởng từ, chụp cắt lớp, nội soi ổ bụng, sinh thiết gan,…
5. Các Biện Pháp Điều Trị Và Phòng Ngừa Bệnh Sán Lá Gan
Dựa chỉ số xét nghiệm sán lá gan các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh. Bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan thường được điều trị theo những phương pháp sau:
- Điều trị bằng thuốc
Phương pháp này được áp dụng đối với những bệnh nhân mới nhiễm bệnh. Thuốc điều trị nội khoa giúp tiêu diệt ký sinh trùng đặc hiệu trong thời gian ngắn.
- Điều trị bằng phẫu thuật
Đối với những bệnh nhân nhiễm giun sán nặng, tổn thương vùng gan thận, dịch mật do phát hiện bệnh muộn. Thường các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ phần mô gan bị tổn thương.