Xơ Gan: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Phòng Ngừa

Bài viết này cung cấp một cái nhìn toàn diện về bệnh xơ gan, từ khái niệm cơ bản, nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng nhận biết, cho đến các phương pháp chẩn đoán và phòng ngừa hiệu quả. Người đọc sẽ hiểu rõ về những yếu tố nguy cơ dẫn đến xơ gan, cách nhận biết các dấu hiệu sớm của bệnh, và tầm quan trọng của việc duy trì một lối sống lành mạnh để bảo vệ gan.


1. Xơ Gan Là Gì?

Xơ gan là một bệnh lý mãn tính, trong đó mô gan bị tổn thương lâu dài và hình thành sẹo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của gan. Đây là giai đoạn cuối cùng của nhiều bệnh gan mãn tính, bao gồm viêm gan và bệnh gan nhiễm mỡ. Xơ gan không chỉ ảnh hưởng đến khả năng lọc độc tố và sản xuất các chất cần thiết của gan mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy gan và ung thư gan.

Xơ gan là giai đoạn muộn của quá trình xơ hóa (tạo sẹo) ở gan do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, chẳng hạn như viêm gan virus và nghiện rượu mãn tính. Gan sẽ cố gắng tự phục hồi sau mỗi lần bị tổn thương. Quá trình phục hồi này sẽ hình thành các mô sẹo, tổn thương càng kéo dài, càng nhiều mô sẹo được hình thành.

Sự xơ hóa làm cản trở hoạt động bình thường của gan. Mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu qua gan và làm chậm quá trình xử lý các chất dinh dưỡng, hormone, thuốc và chất độc tại gan. Nó cũng làm giảm sản xuất protein và các chất khác do gan tạo ra. Xơ gan giai đoạn cuối có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. 

2. Nguyên Nhân Gây Xơ Gan

Có nhiều nguyên nhân gây xơ gan, các nguyên nhân đã được biết bao gồm:

  • Do uống nhiều rượu (đồ uống có cồn),
  • Do nhiễm trùng: đứng hàng đầu trong nhóm này là nhiễm virus viêm gan BC và hay phối hợp với virus viêm gan D. Các nhiễm khuẩn khác ít gặp là nhiễm Brucellose, Echinococcus, Schistosomiasis, Toxoplasmosis.
  • Xơ gan do bệnh lý di truyền hiếm gặp: Bệnh thiết huyết tố di truyền (Xét nghiệm có sắt huyết thanh tăng, ferritine và transferritine máu tăng), bệnh Wilson, xơ gan đồng (đồng huyết thanh tăng), thiếu antitrypsin, porphyrin niệu, tăng galactose máu, bệnh Gaucher, fructose niệu.
  • Xơ gan do rối loạn miễn dịch: xơ gan mật nguyên phát, viêm gan tự miễn.
  • Xơ gan cơ học (Xơ gan mật thứ phát – hậu quả của tắc nghẽn đường mật chính mạn tính do hẹp cơ oddi, do sỏi); tắt mạch máu như tắt tĩnh mạch trên gan trong hội chứng Budd-chiari, suy tim phải lâu ngày, viêm màng ngoài tim co thắt.
  • Xơ gan do sử dụng các thuốc Méthotrexate, maleate de perhexilene, methyl dopa, thuốc ngừa thai, oxyphenisatin, izoniazide,
  • Các nguyên nhân khác đã được đề cập đến, nhưng chưa được chứng minh gồm bệnh viêm ruột mạn tính, đái đường, sarcoidosis.

Một số trường hợp xơ gan vẫn chưa biết nguyên nhân.

3. Các Giai Đoạn Của Xơ Gan

  • Giai đoạn 1: Các tế bào gan bị viêm, gan tự khắc phục bằng hình thành sẹo (sự xơ hóa). Giai đoạn này thường không có dấu hiệu lâm sàng do sự xơ hóa chưa nhiều, có thể chỉ cảm thấy mệt mỏi. Ở giai đoạn này, nếu được điều trị đúng cách gan vẫn có thể hồi phục và trở lại như bình thường.
  • Giai đoạn 2: Các mô xơ hóa xuất hiện nhiều hơn. Đã có biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa. Ở giai đoạn này, loại bỏ được nguyên nhân gây bệnh có thể làm tăng cơ hội khỏi bệnh.
  • Giai đoạn 3: Các mô xơ hóa rất nhiều. Xuất hiện hiện tượng cổ trướng (có dịch tự do trong ổ bụng), tuần hoàn bàng hệ, đồng thời có nhiều biểu hiện đáng chú ý như: ăn không ngon, sụt cân, mệt mỏi, vàng mắt vàng da, thiếu máu, phù (phù chân, mắt cá chân), ngứa, đường huyết tăng giảm thất thường. Giai đoạn này gan không thể trở lại bình thường, ghép gan thường được đề xuất để chữa khỏi bệnh.
  • Giai đoạn 4: Xơ hóa hoàn toàn các mô gan. Các biểu hiện đã có từ giai đoạn 3 ngày càng nặng, xuất hiện các dấu hiệu khác như buồn ngủ, bàn tay son, sốt, viêm phúc mạc, suy thận, xuất huyết tiêu hóa, bệnh não gan, …Đây là giai đoạn cuối cùng, giai đoạn này, ghép gan vẫn được đề xuất để chữa bệnh.

4. Triệu Chứng Bệnh Xơ Gan

Các triệu chứng của xơ gan phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Bác sĩ Thành cho biết, trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc nếu có thì cũng rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với triệu chứng của các bệnh lý khác. Các dấu hiệu ban đầu của xơ gan bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Chán ăn, ăn không ngon
  • Buồn nôn
  • Sốt nhẹ
  • Giảm cân không chủ ý

Khi bệnh tiến triển, các triệu chứng xơ gan nghiêm trọng hơn sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Vàng da, vàng mắt
  • Ngứa da, sạm da
  • Dễ bị bầm tím và chảy máu
  • Lòng bàn tay đỏ rực lên (bàn tay son)
  • Xuất hiện nhiều nốt giãn mạch màu đỏ trên da, còn gọi là nốt sao mạch
  • Sưng (phù) ở cẳng chân, bàn chân và mắt cá chân
  • Cổ trướng còn gọi là báng bụng (tích tụ dịch trong ổ bụng)
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Phân có thể màu nhạt
  • Lú lẫn, giảm trí nhớ, thay đổi tính cách
  • Đi ngoài ra máu, hoặc ói ra máu
  • Giảm ham muốn tình dục, biểu hiện qua mãn kinh sớm (ở phụ nữ) hoặc tuyến vú phát triển (ở nam giới), tinh hoàn teo lại.

5. Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Xơ Gan

Bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện một số kiểm tra và xét nghiệm để chẩn đoán bệnh và xác định mức độ tổn thương gan, bao gồm:

  • Khám thể chất

Bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh xơ gan bao gồm: vàng da hoặc lòng trắng mắt; mạch máu mạng nhện trên da; vết thâm trên da; lòng bàn tay đỏ; sưng đau ở bụng…

  • Xét nghiệm máu

Nếu nghi ngờ xơ gan, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra các vấn đề ở gan. Các dấu hiệu của tổn thương gan bao gồm:

    • Nồng độ albumin và các yếu tố đông máu thấp hơn bình thường
    • Tăng nồng độ men gan (gợi ý tình trạng viêm)
    • Mức bilirubin tăng
    • Mức natri thấp hơn
    • Nồng độ sắt cao hơn (có thể cho thấy bệnh huyết sắc tố).
    • Sự hiện diện của các tự kháng thể (có thể chỉ ra viêm gan tự miễn hoặc xơ gan ứ mật nguyên phát).
    • Số lượng bạch cầu cao (khả năng nhiễm trùng).
    • Mức độ creatinin cao (một dấu hiệu của bệnh thận – gợi ý xơ gan giai đoạn cuối).
    • Mức độ alpha-fetoprotein tăng lên (có thể cho thấy sự hiện diện của ung thư gan).

Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp tìm ra các dấu hiệu của thiếu máu do xuất huyết nội hoặc để kiểm tra viêm gan B hoặc C thông qua các xét nghiệm viêm gan siêu vi.

  • Xét nghiệm hình ảnh

Xét nghiệm hình ảnh cho thấy kích thước, hình dạng và kết cấu của gan, đồng thời giúp xác định tình trạng sẹo gan, lượng chất béo trong gan và lượng dịch tích tụ trong ổ bụng. Các xét nghiệm hình ảnh có thể được chỉ định bao gồm siêu âm tổng quát, siêu âm đàn hồi gan, chụp cắt lớp vi tính (CT) và cộng hưởng từ gan (MRI). Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh thực hiện nội soi mật tụy ngược dòng để phát hiện các vấn đề về ống mật hoặc nội soi đường tiêu hóa trên để phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch hoặc chảy máu trong ở các cơ quan tiêu hóa.

  • Sinh thiết

Sinh thiết gan có thể xác định chẩn đoán xơ gan, xác định mức độ tổn thương gan, hoặc chẩn đoán ung thư gan.

6. Cách Phòng Ngừa Xơ Gan

  • Hạn Chế Rượu: Tránh hoặc hạn chế tối đa việc uống rượu.
  • Bảo Vệ Trước Viêm Gan Virus: Tiêm phòng viêm gan B và tuân thủ các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan C.
  • Chế Độ Ăn Uống Lành Mạnh: Giảm cân nếu thừa cân, ăn nhiều rau xanh, trái cây và hạn chế thức ăn nhiều chất béo.
  • Thực Hành Lối Sống Lành Mạnh: Tập thể dục đều đặn, không sử dụng thuốc lá và các chất gây nghiện khác.
  • Theo Dõi Sức Khỏe Thường Xuyên: Thực hiện các xét nghiệm định kỳ để kiểm tra chức năng gan, đặc biệt là nếu bạn có các yếu tố nguy cơ.

Xơ gan là một bệnh lý nghiêm trọng có thể phòng ngừa được bằng cách duy trì lối sống lành mạnh và thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ gan và duy trì sức khỏe tổng thể. Nếu bạn có các triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ của xơ gan, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

0705.94.9898
Chat Zalo