Các Bệnh Thường Gặp Ở Gan

Gan là nội tạng lớn nhất trong cơ thể và đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhiệm vụ chính của gan là nhà máy hóa chất của cơ thể, gan làm nhiệm vụ chuyển hoá các chất dinh dưỡng, thanh lọc các độc tố và tổng hợp chất mật, tạo ra các enzym cần thiết cho cơ thế. Tuy nhiên, gan có thể bị mắc nhiều loại bệnh do tác nhân vi khuẩn, virus.


1. Viêm gan B – Mối nguy hại thầm lặng cho lá gan

Viêm gan B là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy gan, xơ gan và ung thư gan. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kỳ ai. Ở người lớn, nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị để loại bỏ virus. Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ hoặc một số người lớn, virus viêm gan B có thể tồn tại lâu dài và khó điều trị dứt điểm.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virus viêm gan B (HBV), lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục không an toàn, từ mẹ sang con, hoặc qua việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân không được tiệt trùng như dao cạo, bàn chải đánh răng,…

Cách duy nhất để phát hiện bệnh là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm gan B có thể tiến triển nghiêm trọng, gây tổn thương gan nặng nề.

Hiện nay, tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa viêm gan B hiệu quả nhất. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mũi vắc xin đầu tiên nên được tiêm trong vòng 24 giờ sau sinh, sau đó là 2–3 liều bổ sung, mỗi liều cách nhau tối thiểu 4 tuần.

Đối với những trường hợp đã chuyển sang viêm gan B mãn tính, hiện vẫn chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn, nhưng có thể sử dụng thuốc kháng virus để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

2. Suy gan

Suy gan được chia thành hai dạng chính: suy gan cấp tính và suy gan mạn tính.

Suy gan cấp tính xảy ra đột ngột và thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Tình trạng này tiến triển rất nhanh, khiến gan mất chức năng chỉ trong vài ngày đến vài tuần.

Suy gan mạn tính thường phát triển từ các bệnh lý gan kéo dài, đặc biệt là xơ gan. Bệnh tiến triển chậm, có thể mất hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm mới xuất hiện các triệu chứng rõ rệt.

Những biểu hiện thường gặp khi gan suy yếu bao gồm: cảm giác khô, rát hoặc ngứa ở mắt; móng tay mỏng và dễ gãy; tóc khô, dễ rụng và yếu; da bị khô; cứng khớp; mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc; mệt mỏi kéo dài và rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

3. Ung thư gan

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm với nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định rõ ràng. Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác dẫn đến ung thư gan. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện phổ biến ở những người mắc viêm gan B mãn tính, xơ gan, có yếu tố di truyền, tiểu đường hoặc béo phì. Đáng lo ngại là trong giai đoạn đầu, ung thư gan thường không có biểu hiện cụ thể. Chỉ đến khi bệnh tiến triển nặng, người bệnh mới bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém và sụt cân không rõ nguyên do.

Một số dấu hiệu thường gặp của ung thư gan bao gồm: hiện tượng vàng da, vàng mắt do khối u chèn ép làm tắc đường mật. Lúc này, sắc tố mật (bilirubin) bị ứ đọng trong gan rồi đi vào máu và tích tụ dưới da. Tình trạng này thường đi kèm với phân nhạt màu và nước tiểu sẫm (giống màu nước vối). Ngoài ra, khoảng 30-50% bệnh nhân được phát hiện khi đã có dấu hiệu gầy sút cân rõ rệt. Cơn đau vùng gan cũng là triệu chứng dễ gặp – ban đầu có thể âm ỉ, không rõ ràng, nhưng khi đau dữ dội thường là do biến chứng từ tình trạng tắc mật.

Thực tế, nhiều người vẫn còn chủ quan khi có các biểu hiện như đau tức vùng sườn, mệt mỏi, ăn uống kém hoặc giảm cân… Họ dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường và bỏ qua việc thăm khám, khiến bệnh không được phát hiện kịp thời và diễn tiến ngày càng nghiêm trọng.

4. Xơ gan

Xơ gan là tình trạng gan bị tổn thương lâu dài, trong đó các mô gan khỏe mạnh bị thay thế bởi mô sẹo, khiến gan suy giảm hoặc mất dần chức năng. Nguyên nhân phổ biến gây xơ gan bao gồm lạm dụng chất kích thích (đặc biệt là rượu, bia), gan nhiễm mỡ và nhiễm virus viêm gan.

Ở giai đoạn đầu, xơ gan thường tiến triển âm thầm, không có triệu chứng rõ rệt. Khi bệnh trở nặng, người bệnh có thể gặp các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, vàng da, da sạm màu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, phù nề, cổ trướng, giảm ham muốn tình dục… Tùy mức độ tổn thương, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa (nôn ra máu, đi ngoài phân đen do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản), hôn mê gan, suy thận, nhiễm trùng, hoặc chuyển biến thành ung thư gan.

Hiện nay, tổn thương do xơ gan chưa thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, quá trình tiến triển của bệnh có thể được kiểm soát và làm chậm lại đáng kể.

5. Gan nhiễm mỡ

Gan nhiễm mỡ là tình trạng trong đó mỡ tích tụ trong gan vượt quá 5% trọng lượng của cơ quan này – một bệnh lý ngày càng phổ biến trong đời sống hiện đại. Căn bệnh được chia thành hai dạng chính: gan nhiễm mỡ do rượugan nhiễm mỡ không do rượu. Dù thuộc nhóm nào, các tế bào gan đều có chứa những hạt mỡ nhỏ li ti. Đối với trường hợp do rượu, đây là một trong những giai đoạn đầu của bệnh gan do rượu, nếu không được can thiệp sớm có thể dẫn đến viêm gan và xơ gan.

Nguyên nhân chính dẫn đến gan nhiễm mỡ thường bắt nguồn từ chế độ ăn uống thiếu khoa học, thừa cân – béo phì, stress kéo dài, hoặc sự thay đổi đột ngột trong lối sống. Những yếu tố này gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của gan, khiến gan suy giảm chức năng và xuất hiện tình trạng nhiễm mỡ.

Gan nhiễm mỡ thường gặp ở người thừa cân, tiểu đường, rối loạn lipid máu, và đặc biệt là người lạm dụng rượu bia. Bệnh nhân có thể gặp một loạt triệu chứng như: đau cổ – vai gáy, đau đầu, đau nửa đầu, cảm giác nặng bụng, chóng mặt, uể oải, khó ngủ, dễ cáu gắt, trầm cảm, cholesterol cao, rối loạn tuyến giáp, hội chứng ruột kích thích, viêm nội mạc tử cung

Mặc dù gan nhiễm mỡ không phải là căn bệnh quá nghiêm trọng trong giai đoạn đầu, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nó có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan. Thống kê cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân gan nhiễm mỡ sẽ chuyển sang giai đoạn xơ gan nếu không được can thiệp đúng cách.

Điều đáng lo ngại là các bệnh lý gan thường tiến triển âm thầm, không có dấu hiệu rõ rệt. Trong khi đó, gan là cơ quan giữ vai trò sống còn – không chỉ lọc máu, đào thải độc tố mà còn tham gia vào quá trình chuyển hóa và dự trữ năng lượng. Vì vậy, để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, mỗi người nên khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra chức năng gan thường xuyên và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

0705.94.9898
Chat Zalo